I. Cơ sở pháp lý
II. Nội dung
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
“Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
…
Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Như vậy, công chứng là hoạt động chỉ được thực hiện đối với hợp đồng và giao dịch dân sự khác bằng văn bản.
Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Điều 116. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, giao dịch dân sự có đặc điểm là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Vi bằng được lập để ghi nhận chứ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nào nên vi bằng không phải giao dịch dân sự.
Do vi bằng không phải là hợp đồng hay giao dịch dân sự khác bằng văn bản nên vi bằng không thể được công chứng.