Quy định của pháp luật về điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ

Tác giả: Lê Tuấn Hải Đăng ngày: 08/10/2020 Lượt xem: 1121 Danh mục: Luật sư Hợp đồng - Công chứng
  1. Cơ sở pháp lý
  • Luật Công chứng năm 2014;
  1. Nội dung

Theo quy định hiện hành, điểm chỉ vào văn bản công chứng không phải là quy định bắt buộc, cụ thể điểm chỉ trong công chứng được thực hiện với một trong hai trường hợp là điểm chỉ thay thế việc ký và điểm chỉ được thực hiện đồng thời với việc ký.

Ở đây chúng ta cần làm rõ điểm chỉ thay thế việc ký và điểm chỉ được thực hiện đồng thời với việc ký.

Điểm chỉ thay thế việc ký:

Theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014, việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Điểm chỉ thực hiện đồng thời với việc ký:

Ngoài ra, còn có một quy định khác tại khoản 3 Điều 48 đó là việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký khi Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng cũng như đảm bảo được quyền lợi cho các bên trong giao dịch:

Do giấy tờ có thể bị làm giả nhưng dấu vân tay không thể bị làm giả nên việc điểm chỉ thực hiện đồng thời với việc ký được đặt ra nhằm tăng tính xác thực, giảm rủi ro và tránh tranh chấp sau này.