Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Tác giả: GoldsunLaw Đăng ngày: 16/05/2022 Lượt xem: 284 Danh mục: Thủ tục hành chính

1. Đăng ký lại khai sinh cần giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nếu cá nhân đã khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại khai sinh.

Để đăng ký lại khai sinh, cá nhân phải nộp một bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú. Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không giữ được bản chính Giấy khai sinh

+ Bản sao những hồ sơ, giấy tờ có những thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của bác. Những hồ sơ giấy tờ này được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

“Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ.

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.
Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.”

Nếu không có một trong những giấy tờ trên, người dân không thể thực hiện đăng ký lại khai sinh.

2. Thủ tục đăng ký lại khai sinh

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày. Lệ phí : – Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. – Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. – Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký lại khai sinh; – Người thực hiện đăng ký lại khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký trực tuyến.
Trực tuyến 05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày. Lệ phí : – Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. – Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. – Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký lại khai sinh; – Người thực hiện đăng ký lại khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký trực tuyến.
Dịch vụ bưu chính 05 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 25 ngày. Lệ phí : – Theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. – Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. – Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký lại khai sinh; – Người thực hiện đăng ký lại khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký trực tuyến.