Câu hỏi :
Anh T.H.B có gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH Goldsun như sau:
Em gái tôi là T.L.T là con dâu tại gia đình anh G.T.T. Trong thời gian ở tại gia đình anh G.T.T, mẹ anh G.T.T là bà B.T.H thường xuyên có hành vi chửi rủa, lăng mạ vô cớ em gái tôi. Sau một thời gian dài bị bà B.T.H mắng nhiếc, em tôi đã trở nên mất kiểm soát và trong một lần bị bà B.T.H mắng em tôi đã sử dụng con dao nhọn đang dùng để làm bếp để đâm vào ngực bà. Bà B.T.H chết tại chỗ.
Tôi xin hỏi em tôi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nào?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Goldsun, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:
I. Cơ sở pháp lý
II. Nội dung
Có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự em gái bạn về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” như sau:
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
2. Dấu hiệu thể hiện cơ bản của tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
Tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” có các dấu hiệu nổi bật sau:
– Người phạm tội khi thực hiện hành vi giết người ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mất khả năng kiểm soát nhưng chưa đến mức mất toàn bộ khả năng điều khiển hành vi.
Để biết một người có kích động mạnh hay không cần phải đánh giá toàn bộ các tình tiết trong vụ án như thế nhân người phạm tội điều kiện hoàn cảnh khách quan tác động đến tinh thần của nạn nhân mối quan hệ giữa người phạm tội là nạn nhân.
– Nạn nhân phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc hành vi trái pháp luật trái đạo đức tuy nhỏ nhặt xâm phạm đến người phạm tội hay người thân thích của người phạm tội, hành vi này thường xuyên diễn ra liên tục gây ức chế tâm lý cho người phạm tội.
– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng kích động mạnh về tinh thần với hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
Theo quy định ở trên, hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây nên sự ức chế tâm lý của người phạm tội phải có các yếu tố sau:
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
…
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thi thành viên gia đình là:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 1 Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 là:
“Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
Như vậy, bà B.T.H có hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài. Hành vi này trực tiếp xâm phạm đến người phạm tội và hành vi phạm tội là hậu quả của việc người phạm tội mất kiểm soát do bị ức chế một thời gian dài.
Vậy, đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự em gái bạn về tội danh “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.
Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Goldsun