Câu hỏi:
Anh N.T.H có gửi câu hỏi đến văn phòng Luật sư như sau:
Anh N.T.D bị truy tố về tội “Che dấu tội phạm”, anh Đ.L.T bị truy tố về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” gây hậu quả làm chết người. Tại phiên xét xử, Tòa án nhận thấy anh N.T.D phạm tội “Giết người” với vai trò đồng phạm và anh Đ.L.T phạm tội “Giết người” với vai trò người thực hành nhưng các tội danh này chưa được Viện kiểm sát truy tố tại cáo trạng.
Vậy, trong trường hợp này Tòa án có phải trả hồ sơ điều tra bổ sung không?
I. Cơ sở pháp lý
II. Nội dung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
“Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
Tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 123. Tội giết người
Như vậy, vụ án xét xử tội giết người không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tại Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng ban hành thì trường hợp Tòa án nhận thấy cần bổ sung chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” thù Hội đồng xét xử phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
“Điều 3. Phối hợp thực hiện trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245 và điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật Tố tụng hình sự
…
…
e) Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt;…”