Chính phủ có thể là đối tượng bị khởi kiện trong tố tụng hành chính không?

Tác giả: GoldsunLaw Đăng ngày: 17/10/2020 Lượt xem: 644 Danh mục: Dịch Vụ Pháp Lý

I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
  • Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
  • Quyết định 188/QĐ-VPCP năm 2012 về mẫu trình bày văn bản tại Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012;

     II. Nội dung

  1. Người bị kiện trong tố tụng hành chính

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện…”

Như vậy, cơ quan – tổ chức có thể là đối tượng bị khởi kiện bởi Luật Tố tụng hành chính. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì khái niệm được định nghĩa là:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Cơ quan, tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, cơ quan bao gồm cả cơ quan nhà nước. Do theo quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 thì Chính phủ cũng là một cơ quan Nhà nước nên do đó Chính phủ cũng có thể là đối tượng bị khởi kiện bởi Luật Tố tụng hành chính.

  1. Phạm vi có thể khởi kiện hành chính Chính phủ

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện…”

Như vậy, phạm vi có thể khởi kiện người bị kiện là:

  • Quyết định hành chính;
  • Hành vi hành chính;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri bị khởi kiện

Như vậy, quyết định hành chính có thể bị khởi kiện hành chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính có thể bị kiện là:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể…”

Như vậy, quyết định hành chính có thể bị kiện chỉ có thể là quyết định hành chính cá biệt.

Theo quy định tại Quyết định 188/QĐ-VPCP năm 2012 về mẫu trình bày văn bản tại Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành thì Chính phủ có thể ban hành những văn bản sau:

  • Nghị định của Chính phủ;
  • Nghị quyết liên tịch;

Theo quy định tại Điều 18, 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì:

“Điều 18. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

Điều 19. Nghị định của Chính phủ

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

  1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
  3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”

Như vậy, sẽ không có quyết định cá biệt nào do Chính phủ ban hành. Do đó Chính phủ không thể là đối tượng bị khởi kiện trong tố tụng hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.
Trân trọng!

Công ty Luật TNHH Goldsun!